Tìm Chủ Đề và Nội Dung Bạn Thích Trong Shop DVDHAY
Loading

SEVEN WONDERS OF THE INDUSTRIAL WORLD

0 comments

 


   Seven Wonders of the Industrial World - Bảy Kỳ Quan Thế Giới Công Nghiệp là series Film của BBC về 7 kì công đáng kinh ngạc của ngành công nghiệp trong thời kì Cách Mạng Công Nghiệp. Chương trình được dàn dựng dựa vào những sự kiện có thật. Bộ Film đầu tư khoảng 1triệu bảng Anh để tạo dựng lại 7 phần kịch bản của Film.

   Film dành được giải BAFTA Awards 2004 cho để cử series Film hay nhất và nghệ thuật dựng hình sống động thực tế nhất. Ngoài ra còn giải RTS Television Award cùng năm 2004 cho đề cử Film khoa học lịch sử hay nhất và thiết kế dàn dựng hay nhất.

   Film gồm 7 phần - 350” khám phá những công trình vĩ đại thời kì đổi mới công nghiệp thế giới :


The Great Eastern



    Tải Trọng : 18,915 (Tấn)
    Trọng lương rẽ nước : 32,160 (Tấn)
    Chiều Dài: 692 feet (211 m)
    Chiều Ngang : 82 feet (25 m)
    Tốc Độ : 26 km/h
    Hành Khách : 4,000 người


   Phần đầu là về con tàu vĩ đại Phương Đông – SS Great Eastern, được thiết kế bởi Isambard Kingdom Brunel, con tàu có thể chở 4000 hành khách vòng quanh thế giới mà không tiếp nhiên liệu, thân tàu dài 211m, chiều nganh cạnh tàu 25m, tải trọng 18.915 tấn. Đây là con tàu đầu tiên làm hoàn toàn bằng sắt bên ngoài và có thiết kế sang trọng nhất và lớn nhất thời bấy giờ. Tuy nhiên trong khi bản thân con tàu là một kì công của ngành đóng tàu bấy giờ, nó cũng vướng phải nhiều tai tiếng, rủi ro, bị hỏa hoạn phá hủy, kể cả vấn đề về hạ thủy và bê bối tài chính…
 


The Brooklyn Bridge



    Chiều Dài : 5,989 feet (1825 m)
    Chiều Rộng : 85 feet (26 m)
    Lưu lượng trung bình hằng ngày (AADT): 145,000 người
    Khánh Thành : 24 / 5 / 1883


   Brooklyn là một trong những cây cầu lâu đời và dài nhất trong hệ thống cầu cáp treo thời bấy giờ, nối liền Manhattan and Brooklyn của thành phố NewYork. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một gia đình đã xây nên nó thế nào - John Augustus Roebling, người thiết kế cây cầu; con trai ông – Washington Roebling, người tiếp nối cha mình sau một thời gian ông chết khi chiếc cầu đang được xây dựng; và vợ của Washington – Emily Roebling, người phụ tá đắc lực cho chồng sau khi sức khỏe của ông bị giảm sút cho “bệnh khí áp”, hậu quả của bọt nitơ trong máu sau một thời gian dài lặn dưới chân cầu để khảo sát điều kiện. Cây cầu là một thành tựu vĩ đại thời bấy giờ khi được làm hoàn toàn bằng một vật liệu mới – Thép.

 

Bell Rock Lighthouse



    Chiều Cao : 35.3 m
    Cường Độ Sáng : 1,900,000 cd
    Phạm Vi Chiếu Sáng : 55 km
    Tọa Độ :
56°26.052′N 2°23.236′W


     Đây là câu chuyện về ngọn hải đăng xa bờ lâu đời nhất vẫn đang đứng vững trên thế giới. Ngọn hải đăng Bell Rock được xây dựng bởi kỹ sư Robert Stevenson vào năm 1807 đến 1811. Ông đã mong muốn đặt dấu ấn của mình trên thế giới bằng cách đem ánh sang đển nơi nguy hiểm nhất bờ biển Scottish – Bell Rock, nơi có dãy đá ngầm san hô rộng lớn trên 11 dặm ngoài khơi, điểm nguy hiểm nhất cho tàu bè ở cửa sông. Nhưng trước khi kế hoạch bắt đầu, năm 1799 - hơn 70 chiếc tàu ra khơi đã bị chìm bởi những cơn bão biển dữ dội, xây dựng ở một nơi mà đá ngầm luôn chờ chực, những cơn bão luôn xuất hiện bất ngờ cùng thủy triều dâng cao 2 lần mỗi ngày...với những kỹ thuật khác xa chúng ta bây giờ, mọi thứ dường như chống lại Ánh Sáng Chuông Biển.
 


The Sewer King



    Ống Chính Dài: 450 miles (720 km)
    Ống Phụ Dài: 13,000 miles (21,000 km)
    Cần : 318 triệu viên gạch, 2.7 triệu ống ngầm vuông và 670.000 m3 bê tông.

 


   Mùa hè năm 1858, trong khi sự kiện lớn - con tàu Phương Đông Vĩ Đại thực hiện chuyến đi xa đầu tiên, London đang chìm ngập trong khủng hoảng những con mương và rãnh nhỏ hôi thối mất vệ sinh. Dân số tăng lên chóng mặt và giữa thế kỉ 19 trong khi điều kiện y tế và môi trường không được nâng cấp. Những chất thải ứ đọng không thể thoát được với hàng loạt đường cống nhỏ tồi tàn đã dấy lên dịch bệnh khắp nơi, cướp đi sinh mạng hơn 30.000 người trong thành phố. Joseph Bazalgette, một kỹ sư tài năng - người đã thiết kế ra hệ thống cống ngầm cung cấp nước sách cho thành phố, do đó đã chặn đứng được sự lây lan kinh hoàng của dịch tả và thương hàn.

 

The Panama Canal



Chiều Dài : 77 km (48 dặm) gồm 17 hồ nhân tạo & 2 âu thuyền để điều chỉnh mực nước.

Mỗi năm có hơn 14.000 tàu thuyền đi qua kênh đào, mang theo trên 203 triệu tấn hàng hóa. Một chuyến đi thông thường của tàu hàng qua kênh đào mất khoảng 9 giờ; 14.011 tàu đã đi qua trong năm 2005, với tổng cộng 278,8 triệu tấn, trung bình gần 40 tàu mỗi ngày.

Mức phí cao nhất để đi qua kênh đào cho tới nay được tính vào ngày 30 tháng 5 năm 2006 cho tàu côngtenơ Maersk Dellys với trị giá 249.165,00 USD để đi qua. Mức phí thấp nhất là 36 cent cho nhà thám hiểm người Mỹ Richard Halliburton khi ông này bơi qua kênh đào vào năm 1928.


   Với sự tăng trưởng trong du lịch và thương mại cuối thế kỷ 19, vận chuyển đã trở thành doanh nghiệp lớn. Sau khi đã hoàn thành việc xây dựng Kênh đào Suez Năm 1869, Ferdinand de Lesseps - Một kỹ sư người Pháp tài năng đã mơ ước xây nên một kênh đào mới còn to lớn vĩ đại hơn : Kênh Đào Panama. Việc xây dựng gặp rất nhiều trở ngại khó khăn khi khởi công do Pháp làm từ 1880 đến khi Hoa Kỳ tiếp nhận và hoàn thành 1914, với nhiều vụ lở đất, dịch bệnh sốt rét và sốt vàng với hơn 27.500 công nhân thiệt mạng.
 

 

The Line



Vào tháng 10 / 1869, sau khi hoàn thành 1.776 dặm (2.859,66 km) đoạn đường mới, 2 đường ray đã gặp nhau tại Promontory Summit, Utah.


   Giữa thế kỷ 19, những lợi ích của ngành công nghiệp bắt đầu thể hiện rõ tại Mỹ, phát triển một cách nhanh chóng với hệ thống tàu lửa xuyên lục địa đầu tiên – Hệ thống đường sắt Thái Bình Dương nối liền 2 phần Đông và Tây của nước Mỹ lại với nhau. Bắt đầu từ sacramento - một công ty địa phương không có kinh nghiệm trong việc thiết kế đường ray. Nhưng họ đã đấu tranh chống lại địa hình hiểm trở, sự thù địch chống đối của dân bản địa, những cuộc nội chiến thời bấy giờ và cả những vấn đề tài chính và tham nhũng...



The Hoover Dam



Đập Hoover được xây trên sông Colorado rộng lớn (chiều dài 2.333 km, đảm nhiệm nước tưới cho 1/12 ruộng đất nước Mỹ.

Để xây dựng đập nước này, người ta phải đào 8,2 triệu tấn nham thạch, với số lượng thép tương đương tòa nhà Empire State (102 tầng cao nhất NewYork) dùng.

Nền đập dày 201 m, cao 221 m, suýt soát với độ cao của tòa nhà 70 tầng.

Chỗ dựa sát vào phía Bắc đập nước đã thành hồ Mead, một trong những hồ dự trữ nước nhân tạo lớn nhất thế giới, dài 177 km, tuyến bờ hồ dài 1.323 km.

Khoảng 4.000 người đã tham gia xây dựng đập nước Hoover.



   Đập Hoover được xây vào thời kì Đại Suy Thoái những năm 1930 qua 2 kì tổng thống Herbert Hoover & Roosevelt , Frank Crowe - Kỹ sư xây dựng nên nó đã thiết lập một kế hoạch hoàn chỉnh và làm nên cả một thành phố mới Boulder City ở Nevada để cho những công nhân sinh sống và làm việc ngay tại chỗ.


http://icons.iconarchive.com/icons/archigraphs/lovely-bones/256/Ship-icon.png

Clip Review Film :


More information at BBC & WiKi.

 



Love This Film - Rating & Sharing :)


Share |

Post a Comment

 
TOP