Tìm Chủ Đề và Nội Dung Bạn Thích Trong Shop DVDHAY
Loading

BATTLEPLAN - THE COMPLETE SERIES

0 comments
 
   Battleplan – Kế Hoạch Tác Chiến là series Film tài liệu quân sự dựa trên các chiến lược quân sự khác nhau được sử dụng trong các cuộc chiến tranh hiện đại, Film được trình chiếu trên kênh Military Channel ( thuộc Discovery Channel ), và UKTV History (thuộc BBC). Tất cả các tập Film được lấy ví dụ từ niên đại Thế chiến thứ nhất (1914-1918) cho đến chiến tranh Iraq gần đây (2003). Mỗi phần đều có những ví dụ tác chiến thực tế kèm minh họa bằng biểu đồ 2D độc đáo, dễ hiểu và hấp dẫn.
 
   Film gồm 18 phần – 900” trình chiếu đầy kịch tính quân sự chiến tranh hấp dẫn :
 
 
Blitzkrieg
 
 
Phần đầu tiên ta sẽ xem các chiến lược “Chiến tranh chớp nhoáng” được sử dụng để bất ngờ đột kích, đẩy nhanh mặt trận xâm lược; 2 ví dụ trong phần này là “Chiến dịch vàng” được sử dụng 5/1940 của Đức Quốc Xã trong WWI, và “Tự do Irag” 3/2003 của quân Mỹ khi tiến công Irag.
 
 
Assault From The Air
 
 
Phần tiếp theo nghiên cứu về các chiến lược “Không Chiến” trên cao – một phần quan trọng trong chiến tranh hiện đại. ta sẽ xem xét “Chiến dịch Mercury” của Đức tấn công đảo Crete lớn nhất của Hi Lạp năm 1941, và “Chiến dịch Junction City” được Mỹ sử dụng ở Việt Nam khi đưa vào trực thăng và lính dù biệt kích.
 
 
Deception
 
 
Trong chiến tranh quan trọng nhất là các chiến lược khôn ngoan và hiệu quả, phần này ta sẽ nghiên cứu các chiến lược mánh khóe hiệu quả, từ cuộc chiến “Ngựa thành Troy” từ thời Hi Lạp xa xưa, cho đến việc ẩn dấu sức mạnh để bùng nổ tấn công bất ngờ cuộc chiến vùng vịnh First Gulf War, trận chiến Normandy, D-Day và chiến tranh ở Iraq.
 
 
Assault From The Sea
 
 
Tiếp theo ta sẽ tìm hiểu về chiến tranh trên biển trong trận Inchon, Hàn Quốc khi thủy quân Hoa Kì tấn công đảo Iwo Jima năm 1950, và trận chiến Iwo Jima, Thái Bình Dương trong Thế chiến thứ hai.
 
 
Counterstrike
 
 
Giải thích về các chiến lược tấn công đột kích dành thắng lợi khác nhau trong chiến tranh hiện đại; những ví dụ hoàn hảo về đột kích trong trận Tannenberg giữa Đế quốc Nga và Đế quốc Đức năm 1914, và “Chiến dịch Barbarossa” của Nga giải cứu Moscow khỏi Hitler năm 1941.
 
 
Blockade
 
 
Xem xét các chiến lược rải quân bao vây quân địch để tìm sơ hở của đối phương và tấn công; hai trường hợp chính ta sẽ xem xét đều là cuộc chiến của các đảo quốc cho sự sống còn của họ. Chiến dịch phong tỏa Anh của Đức nhằm giúp Hitler chạy đua vũ trang nhằm dành thắng lợi tốt nhất, và chiến dịch tàu ngầm của Mỹ chống lại Nhật Bản trong năm 1943-1945 ở Thế Chiến Thứ Hai.
 
 
Siege
 
 
Dùng sức mạnh tấn công liên tục và bao vây quân địch nhằm triệt tiêu nguồn cung quân địch và nhanh chóng dành chiến thắng. Ba ví dụ thành công ta sẽ xem xét: trận vây hãm Leningrad (tên cũ St. Petersburg – Nga) của Đức năm 1941-43, trận Việt Minh chiến thắng Pháp ở Điện Biên Phủ năm 1953, và trận Việt Cộng bao vây căn cứ của Mỹ ở Khe Sanh năm 1968.
 
 
Battlefleet
 
 
Chiến lược sử dụng sức mạnh máy bay và tàu chiến của Mỹ để đàn áp tấn công Nhật trên biển: Trận Midway, chiến tranh Thái Bình Dương khi Mỹ thả bom hàng loạt tàn phá các tàu sân bay quan trọng của Nhật 6/1942, và Trận chiến vịnh Leyte, Thế chiến thứ hai khi hạm đội Mỹ đóng quân ở Philippines tấn công Nhật.
 
 
Pre-Emptive Strike
 
 
Hai ví dụ nổi tiếng về những cuộc tấn công bất ngờ phủ đầu hòng dành chiến thắng nhanh nhất và gây áp lực cho địch: Trận chiến Trân Châu Cảng của các cảm tử quân Nhật lên hạm đội tàu chiến Mỹ 6/10/1941, và “Chiến tranh Sáu Ngày” của Israel 6/1967 với Ai Cập, Jordan, và Syria.
 
 
Control of The Air
 
 
Lần này là chiến tranh giành quyền kiểm soát biên giới bầu trời gồm hai trường hợp chính: Trận chiến giữa Không quân Hoàng gia Anh và Không hạm Đức Quốc Xã vào mùa hè 1940 – trận Không chiến hoàn toàn dựa vào Không lực lần đầu trên thế giới, và “Chiến dịch Bão Sa mạc” khi lực lượng không quân liên minh phá hủy hệ thống phòng thủ tinh vi của Iraq.
 
 
Defensive Battle
 
 
Tùy theo điều kiện khách quan mà trong trận chiến chỉ huy có thể chọn phòng thủ hoặc rút lui để dụ địch và bảo tồn lực lượng. Trong phần này ta sẽ xem xét hai ví dụ trái ngược để hiểu rõ hơn : Trận Hindenburg Line ở phương Tây khi quân Đức cố ý rút lui vào mùa xuân năm 1917, và trận Kursk, năm 1943, nơi Hồng quân biết rằng người Đức đã xác định sẽ tấn công lần nữa.
 
 
Guerilla Warfare
 
 
Rải quân đột kích tỉa dần lực lượng quân địch luôn là một phần hoạt động quan trọng trong các cuộc chiến, phần này ta sẽ xem xét hai ví dụ: chiến tranh Xô viết tại Afghanistan năm 1979-88, và Mặt trận dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam năm 1961-1973.
 
 
Urban Warfare
 
 
Các cuộc chiến đỉnh cao xảy ra ngay trong các đô thị là những trận chiến đẫm máu, ác liệt và tệ hại nhất : Trận Stalingrad – thành phố cảng tây nam nước Nga, mùa đông 1942-1943, và cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân, năm 1968 ở Việt Nam là hai ví dụ tiêu biểu.
 
 
Breaking a Fortified Line
 
 
Xem xét khía cạnh nguy hiểm nhất của chiến tranh khi cố gắng phá vỡ hàng phòng thủ của quân địch : Khi quân Mỹ sử dụng tên lửa đạn đạo 2 tầng trên chiến tuyến Hindenburg vào năm 1918 tại Meuse-Argonne (dòng sông và cao nguyên ở đông bắc Pháp, Bỉ và Hà Lan) ở WWI; và chiến thắng đầu tiên của quân Đồng Minh trong công cuộc đánh bại và đẩy lui quân Đức Quốc Xã trong trận El Alamein năm 1942.
 
 
Raiding Operations
 
 
Các cuộc tấn công bất ngờ vào các tổ chức luôn là những chiến lược mạo hiểm đầy bất ngờ trong lịch sử chiến tranh, các hoạt động đột kích với mục đích rất đa dạng như ví dụ trong phần này gồm việc : Giải thoát Mussolini năm 1943- thủ tướng độc tài cai trị phát xít Ý bởi Otto Skorzeny – trung tá Lực lượng Vũ trang SS của Hitler,và cuộc giải phóng tù binh chiến tranh Mỹ từ Sơn-Tây trại ở Bắc Việt Nam.
 
 
Strategic Bombing
 
 
Xem xét các chiến lược dùng sức mạnh vũ khí hạng nặng và không quân để tấn công vào hàng ngũ quân địch : cuộc đối đầu của Không quân Hoàng gia Anh chống lại Phát xít Đức năm 1941-45, và cuộc tấn công Không lực Mỹ vào Nhật Bản năm 1944-45.
 
 
Flank Attack
 
 
Từ những cuộc chiến xa xưa đến nay, đột kích tấn công vào hai bên sườn quân địch luôn được sử dụng thường xuyên, ta sẽ xem hai trường hợp cổ điển ở chiến tranh hiện đại : Đầu tiên là cuộc chiến của Đồng Minh từ Normandy - Pháp bởi lực lượng thiết giáp Hoa Kỳ trong trận D-Day, và chiến dịch trong Chiến tranh vùng Vịnh đầu tiên.
 
 

Special Operations

 

 

Xuyên suốt các chiến dịch trong các cuộc chiến, đôi khi toàn bộ phi đội tham gia, đôi khi chỉ cần một người đàn ông hay phụ nữ làm điệp vụ tình báo, hay các tổ chức đặc biệt có liên quan. Phần cuối này ta sẽ xem vài ví dụ của những “tố chức đặc biệt” trong kháng chiến Pháp, Thế chiến thứ hai và cuộc xâm lược Iraq 2003, Chiến tranh Iraq.

Clip Review Film :

More information at Amazon.



Love This Film - Rating & Sharing :)


Share |

Post a Comment

 
TOP